TIỀN HỒ (Radix Peucedani)

Tên cây thuốc: Tiền hồ, Tiền hồ hoa trắng. Tên khoa học: Peucedanum decursivum Maxim. Họ: Apiaceae. Dùng chữa cảm mao sốt nóng, đầu nhức, chữa phong nhiệt sinh ho, nhiều đờm, đàm nhiệt, suyễn mãn, đờm nhiều vàng đặc.

Bài viết khác:

Ảnh cây Tiền hồ – Peucedanum decursivum Maxim.

TIỀN HỒ (Radix Peucedani)

Tên cây thuốc: Tiền hồ, Tiền hồ hoa trắng

Tên khoa học: Peucedanum decursivum Maxim.

Họ: Apiaceae

Ảnh vị thuốc Tiền hồ – Radix Peucedani

TIỀN HỔ

(Radix Peucedani)

Tiền hồ còn có tên là Nham phong, Tín tiền hồ, Qui nam, Tử hoa tiền hồ, Thổ đương qui, Sạ hương thái dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là rễ phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ có tên thực vật là Peucedanum praeruptorum Dunn là loại Tiền hồ bông trắng hoặc Tiền hồ bông tím P- decursivum Maxim thuộc loại Hoa tán (Umbelliferae).

Tiền hồ mọc ở các tỉnh Triết giang, Hồ nam, An huy (loại hoa trắng); ở Giang tây, Triết giang (loại hoa tím). Ở nước ta mới phát hiện có Tiền hồ gọi là Qui nam ở Đồng đăng (Lạng sơn).

Ở Trung quốc thường người ta đào rễ cây Tiền hồ và mùa đông hay mùa xuân, rửa sạch bỏ rễ con phơi hay sấy khô làm thuốc hoặc luyện mật sao (lửa nhỏ cho đến khi dính tay) gọi là Chích Tiền hồ.

Tiền hồ hoa trắng, người Trung quốc quen gọi là Nham phong. Tiền hồ mọc ở Tứ xuyên gọi là Tín Tiền hồ.

Tính vị qui kinh:

Tiền hồ vị đắng cay tính hơi hàn, qui kinh phế.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Lôi công bào chích luận: vị ngọt hơi đắng.
  • Sách Dược tính bản thảo: vị ngọt cay.
  • Sách Trấn nam bản thảo: tính hàn vị đắng cay.
  • Sách Bản thảo cương mục: qui kinh thủ túc thái âm, dương minh.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thái âm, thiếu dương.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Phế Can Tỳ Bàng quang.Thành phần chủ yếu:

Trong sách Trung dược học thành phần chủ yếu của:

Tiền hồ hoa trắng có: Tinh dầu và bạch hoa tiền hồ tố A,B,C,D

Tiền hồ hoa tím có: Tinh dầu và glucosid tử hoa tiền hồ, tử hoa tiền hồ tố.

Theo sách ” Chinese Herbal medicine” các thành phần chủ yếu cụ thể có: Radix peucedani Decursivi: decusin, nodakenin, spongesterol, tinh dầu (volatile oil), manitol.

Theo sách của Đỗ tất Lợi trong Tiền hồ có: chất glucosid là nodakenin, tinh dầu, tanin, spongosterola.

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền:

Tiền hồ có tác dụng: giáng khí trừ đàm, tuyên tán phong nhiệt. Chủ trị các chứng đàm trọc ủng tắc ở phế gây nên chứng ho suyễn, ngoại cảm phong nhiệt.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Danh y biệt lục: ” Đàm mãn, hung hiếp trung bĩ, tâm phúc kết khí, phong đầu thống, khu đàm hạ khí.
  • Trị thương hàn, hàn nhiệt”.
  • Sách Dược tính bản thảo: ” trị chứng thực nhiệt và bệnh thời khí phát sốt, ngoại câu nhiệt”.
  • Sách Bản thảo cương mục: ” thanh phế nhiệt, hóa đàm nhiệt, tán phong tà”.
  • Sách Bản kinh phùng nguyên: ” thuốc sở trường hạ khí nên trị được đàm nhiệt ho suyễn, khí hạ thì đàm hỏa đều giáng”.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thuốc có tác dụng hóa đàm tốt nhưng chưa thấy tác dụng giảm ho.

Bạch hoa tiền hồ tố C có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành và các học giả cho là một loại thuốc giãn động mạch vành có chọn lọc, thuốc còn có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu ở người.

Thuốc có tác dụng kháng virus cúm và hoạt tính của nấm. Có tác dụng an thần.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị viêm phế quản thể nhiệt: ho đàm nhiều màu vàng, tức ngực khó thở.

Tiền hồ tán (Chứng trị chuẩn thằng): Tiền hồ 10g, Tang bì 10g, Bối mẫu 6g, Mạch môn 10g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.

2.Trị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidale .) thể phong nhiệt:

Tiền hồ, Bạc hàCát cánh đều 6g, Ngưu bàng tửHạnh nhân đều 10g, sắc uống.

Tiền hồ, Kinh giới, Bạch chỉ đều 10g sắc uống trị cảm mạo đau đầu. Ngoài ra có người dùng Tiền hồ tươi giã đắp, trị nhọt đang sưng.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

Liều:

6 – 10g, chích mật Tiền hồ giảm bớt tính hàn mà tác dụng nhuận phế tốt.

Dùng trong trường hợp ho lâu ngày, ho khan đàm ít.

Bài viết khác: