SINH ĐỊA (Radix Rehmanniae glutinosae)

Tên cây thuốc: Địa hoàng Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Lobosh. Họ: Scrophulariaceae. Theo y học cổ truyền Địa hoàng có vị ngọt, đắng, tinh lạnh, vào bốn kinh Tâm, Can, Thận, Tiểu trường. Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu.

Bài viết khác:

SINH ĐỊA (Radix Rehmanniae glutinosae)

Tên cây thuốc: Địa hoàng

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Lobosh.

Họ: Scrophulariaceae

Ảnh vị thuốc Sinh địa – Radix Rehmanniae glutinosae

Bài viết khác:

Địa hoàng – Rehmannia glutinosa Libosch, thuộc họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae.

Mô tả:

Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong dài 3-4cm, mặt ngoài tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ.

Hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8.

Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng:

Rễ củ – Radix Rehamanniae, thường gọi là Địa hoàng

Nơi sống và thu hái:

Loài cây của Trung Quốc. Từ năm 1958 nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam. Nhân giống bằng những mầm rễ, mỗi mầm dài 1-2cm. Sau khi trồng 6 tháng rưỡi có thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch hai vụ vào các tháng 2-3 và 8-9. Chọn ngày nắng ráo để đào củ. Củ Địa hoàng tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy; mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm. Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng.

– Sinh địa:Củ Địa hoàng đã được chọn lựa, rồi rải vào lò sấy; sấy trong 6-7 ngày cho khô đều.

– Thục địa: Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.

Thành phần hoá học:

Trong rễ có catalpol, mannit, rehmannin, glucose và một ít caroten. Còn có tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza; còn có chất campesterol.

Tính vị, tác dụng:

Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (Củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc.

Người ta đã chứng minh được tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng sinh của Địa hoàng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn, ôn dịch, phát ban chẩn, cổ họng sưng đau, huyết nhiệt, tân dịch khô. Ngày dùng 8-16g, có thể dùng đến 40g.

Thục địa dùng trị thận âm suy sinh ra các chứng nóng âm ỉ, bệnh tiêu khát (đái đường), đau họng, khí suyễn (khó thở), hư hoả bốc lâm sinh xuất huyết, làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cho cơ thể tráng kiện. Ngày dùng 12-40g.

Một số bài thuốc thường dùng:

* Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, ỉa chảy mạn tính ở người cao tuổi: Thục địa 16g, Củ mài 12g sao, Sơn thù 12g; Trạch tả, Đan bì, Phục linh, Phụ tử chế, mỗi vị 8g; Nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Chữa táo bón: Thục địa 12g, Ngọc trúc, Mạch môn, Sa sâm. Mỗi vị 12g. Thêm Đườn phèn 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Chữa đái tháo đường: 

  • Thục địa 12g, Củ mài 12g, Sơn thù, Đan bì, Bạch linh mỗi vị 10g; Thiên hoa phấn 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Sinh địa, Thạch cao mỗi vị 40g, Thổ Hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Chữa huyết áp cao: Thục địa 16g, Củ mài 12g, Sơn thù, Trạch tả, Đan bì, Phục linh, Đương quy, Bạch thược mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Chữa động thai ra huyết dọa sảy: Sinh địa, lá Ngải cứu tươi, Lá Sen tươi, Ích mẫu tươi, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Chữa thiếu máu: Thục địa 12g, Đương quy 10g, Hà thủ ô đỏ chế 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Chữa di tinh: Thục địa 12g, Khiếm thực 12g, Liên nhục (hạt sen)  12g Hoàng bá 8g, Tri mẫu 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chú ý: 

Do Thục địa có tác dụng dưỡng âm (giữ nước), vì vậy người suy tim, phù thũng không nên dùng.

Bài viết khác: