Nhận biết và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa-cân-béo-phì-ở-trẻ

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân béo phì là do chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động làm cho trẻ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy nhận biết sớm nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ là rất cần thiết. Nhờ đó bạn có thể đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của trẻ, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như các biện pháp vận động tích cực để xây dựng thói quen lành mạnh giúp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ.

Cách nhận biết thừa cân béo phì ở trẻ em

Chỉ số BMI hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể là công cụ thường được sử dụng để đo lường tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng.

​​Cách 1: Tính chỉ số BMI bằng công thức sau:

CT IBM

Kết quả chỉ số BMI này được so sánh đối chiếu với bảng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho trẻ 5 – 19 tuổi. Dựa vào bảng này, không chỉ bạn sẽ đánh giá được trẻ có bị thừa cân, béo phì hay không, mà còn biết được trẻ có bị suy dinh dưỡng, hay tình trạng dinh dưỡng bình thường.

Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI là khác nhau giữa Nam và Nữ. Hãy tham khảo 2 bảng sau đây nhé:

  • Bảng phân loại TTDD của Học sinh Nam (5 – 19 tuổi)
  • Bảng phân loại TTDD của Học sinh Nữ (5 – 19 tuổi)

Thừa cân: Nếu giá trị BMI ở bên tay phải của cột 1SD (tức là BMI > + 1SD, tương đương với mức BMI = 25kg/ m2 ở nhóm 19 tuổi).

Béo phì: Nếu giá trị BMI ở bên tay phải của cột 2SD (tức là BMI > + 2SD, tương đương với mức BMI = 30kg/ m2 ở nhóm 19 tuổi).

Cách 2: Tính chỉ số BMI bằng công cụ có sẵn:

Bạn có thể vào công cụ đánh giá dinh dưỡng, nhập thông tin cân nặng và chiều cao của trẻ. Kết quả và những khuyến nghị về dinh dưỡng sẽ ngay lập tức được cập nhật đầy đủ, giúp bạn vừa nhận được số liệu chính xác, vừa tiết kiệm thời gian.

Ngoài chỉ số khối cơ thể BMI ở mức thừa cân, béo phì, dấu hiệu thường gặp của trẻ thừa cân, béo phì đó là tăng cân nhanh, có nhiều ngấn mỡ ở bụng, cổ, gáy, sạm da vùng nếp gấp (nách, gáy, bẹn), ngáy khi ngủ,…

Cách phòng chống thừa cân béo phì

Để phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ, bố mẹ nên cùng trẻ thực hiện những việc sau:

  1. Cho trẻ ăn cân đối, đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường ăn cá, hải sản.
  2. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt. Giảm bớt gạo, thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.
  3. Nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
  4. Hạn chế các món rán (chiên), xào. Nên ưu tiên các món luộc, hấp, kho.
  5. Nhai kĩ và ăn chậm.
  6. Ăn đều đặn, đúng giờ; ăn đủ 3 bữa; không bỏ bữa (nhất là bữa sáng). ​​Không để trẻ quá đói vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều để bù lại ở các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn. Nên cho trẻ ăn trước 8h tối.
  7. Không uống các loại nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga. Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem.
  8. Trong nhà không nên dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng như: bơ, pho mát, bánh, kẹo, socola, kem, nước ngọt,…
  9. Hạn chế tiền tiêu vặt để giảm việc trẻ mua thức ăn không lành mạnh (thức ăn nhanh, chiên rán, đồ ngọt,…) dễ gây thừa cân, béo phì.
  10. Tăng cường vận động thể lực, hạn chế ngồi lâu một chỗ, đọc truyện, chơi game, vào mạng xã hội,…
  11. Theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ của trẻ bằng cách cân, đo hàng tháng.
  12. Cho trẻ ngủ sớm (nên ngủ trước 22h) và ngủ đủ giấc.
  13. Nhận biết và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ – Hình 2

Quan trọng nhất, để trẻ thực hiện được những giải pháp trên thì rất cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Vì bố mẹ chính là tấm gương về ăn uống lành mạnh và vận động tích cực mỗi ngày để trẻ noi theo. Tham khảo về dinh dưỡng cho trẻ béo phì để đồng hành cùng trẻ xây dựng thói quen ăn ngon ăn đúng mỗi ngày, giúp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ nhé!

Thừa-cân-béo-phì-ở-trẻ

Nhận biết và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân béo phì là do chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động làm cho trẻ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy nhận biết sớm nguy cơ thừa cân, béo phì ở…

Xem chi tiết
Người-cao-tuổi-1

8 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe

SKĐS – Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh là sẽ cải thiện sức khoẻ tổng thể của bạn, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng tuổi thọ… 1. Cá hồi Cá hồi là một trong những nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, làm giảm nguy cơ nhồi máu…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ-1

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý liên quan đến thần kinh cơ xương khớp có thể gặp ở cả người trẻ lẫn người già, gây cảm giác đau ở vùng quanh cổ. Khi có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bệnh nhân cần đến các cơ sở…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa…

Xem chi tiết