Hiểu đúng về sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Sốt

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 khá phổ biến trong các phản ứng sau tiêm. Tuy nhiên, sự lo ngại đến từ việc chưa hiểu rõ nguyên nhân gây sốt.

Vaccine COVID-19 nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 . Nhiều nghiên cứu chứng minh, việc tiêm chủng vaccine ngoài phòng bệnh COVID-19, còn giúp làm giảm triệu chứng nặng, giảm tỷ lệ biến chứng cũng như làm giảm tỉ lệ tử vong nếu mắc COVID-19 nhờ vaccine giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại SAR-CoV-2. 

Tuy vậy, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) tiêm vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 có thể có một tỷ lệ thấp gặp phải tác dụng phụ, tuy không gây nguy hiểm cho người được tiêm nhưng ở chừng mực nhất định có thể gây phiền toái cho họ. 

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 là một trong số tác dụng phụ có thể gặp 

Sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn, khó ngủ, ăn kém,… Với triệu chứng sốt, thường nhẹ (dưới 38.5 độ C). Đây là các triệu chứng thông thường gặp sau tiêm. 

Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng. Trong đó, triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng dưới 38 độ C là một trong các phản ứng phổ biến sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với vaccine và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày.

Cơ chế gây sốt sau khi tiêm vaccine

Thực ra, sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36,5–37,5 °C. 

Sốt, đa số là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn hoặc virus), thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày. 

Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, đặc biệt sau khi tiếp xúc với chất lạ (vaccine là một loại kháng nguyên hoàn toàn xa lạ đối với cơ thể). Khi chất lạ này xuất hiện trong cơ thể (sau tiêm) hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết là chất lạ và sẽ ngay lập tức gây ra phản ứng sốt để hình thành kháng thể và gây nên “trí nhớ miễn dịch”, có nghĩa là sau này khi tác nhân gây bệnh tương ứng với vaccine (SARS-CoV-2) đã được tiêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể đó nhớ ngay và huy động ngay lập tức kháng thể để tiêu diệt kẻ xâm nhập đó .

Quá trình diễn ra sốt bắt đầu từ lúc tác nhân lạ (ví dụ vaccine phòng COVID-19) xâm nhập vào cơ thể và tiết ra các chất gây sốt ngoại sinh. Chất gây sốt ngoại sinh kích thích các đại thực bào và bạch cầu trung tính tiết ra chất gây sốt nội sinh. Chất này tác động lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể làm trung tâm này hoạt hóa acid arachidonic, làm sản sinh monoamin gây thay đổi setpoint (điểm đặt nhiệt) ở võ não dẫn tới tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt toàn cơ thể, gây ra sốt.

Một con đường khác bắt đầu khi các lympho T kết hợp với vaccine (kháng nguyên), sẽ tiết ra lymphokin kích hoạt bạch cầu đa nhân và đại thực bào tíết ra chất gây sốt nội sinh. Các diễn tiến tiếp sau đó tương tự như chất sốt nội sinh.

Xử trí sốt sau tiêm vaccine

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vaccine, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu thấy sốt < 38,5 độ C thì làm giảm thân nhiệt bằng cách:

  • Cần cởi bớt, nới lỏng quần áo và chườm/lau ấm (mát) bằng khăn ấm (nước để chườm, lau ấm thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bị sốt là 2 oC) lau, chườm tại trán, hố nách, bẹn;
  • Uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 – 2,0 lít trong 24h nhưng phải uống ít một (có thể nước lọc, nước hoa quả ép, nước gạo rang, sữa, cháo loãng hoặc ORS);
  • Cần lưu ý không để nhiễm lạnh và luôn tự kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế mỗi 30 phút.
  • Nếu sốt > 38,5 độ C mà chườm ấm không giảm, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ trong tổ theo dõi sau tiêm vaccine của phường, xã.
  • Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống
Thừa-cân-béo-phì-ở-trẻ

Nhận biết và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân béo phì là do chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động làm cho trẻ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy nhận biết sớm nguy cơ thừa cân, béo phì ở…

Xem chi tiết
Người-cao-tuổi-1

8 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe

SKĐS – Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh là sẽ cải thiện sức khoẻ tổng thể của bạn, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng tuổi thọ… 1. Cá hồi Cá hồi là một trong những nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, làm giảm nguy cơ nhồi máu…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ-1

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý liên quan đến thần kinh cơ xương khớp có thể gặp ở cả người trẻ lẫn người già, gây cảm giác đau ở vùng quanh cổ. Khi có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bệnh nhân cần đến các cơ sở…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa…

Xem chi tiết