Danh mục các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Khám-bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ cao cấp, Tiến sĩ Vũ Văn Tâm – Bác sĩ Nội truyền nhiễm – Khoa khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trang bị kiến thức về các bệnh truyền nhiễm là yếu tố tiên quyết để chúng ta phòng ngừa đúng cách, tránh bị lây nhiễm cho chính bản thân và gia đình khỏi mối nguy hiểm và những hệ lụy do bệnh truyền nhiễm gây ra.

1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, là bệnh có thể gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Căn nguyên bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…) gây ra, hay còn gọi là mầm bệnh.

Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau hoặc đôi khi chỉ lây bằng một đường. Các bệnh truyền nhiễm thường có thể trở thành các vụ dịch với số lượng người mắc rất lớn và thường diễn biến theo các giai đoạn: Nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.

Mỗi một bệnh truyền nhiễm sẽ do một loại mầm bệnh gây nên. Tuy nhiên trong trường hợp cá biệt có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh (ví dụ sốt rét do P.falciparum + P.vivax kết hợp).

2. Danh mục bệnh truyền nhiễm thường gặp

Một số các bệnh truyền nhiễm thường gặp bao gồm:

  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh cúm A/H5N1
  • Bệnh dịch hạch
  • Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg.
  • Bệnh sốt Tây sông Nile
  • Bệnh sốt vàng
  • Bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue
  • Bệnh sốt rét
  • Bệnh sốt phát ban
  • Bệnh sốt do Rickettsia
  • Bệnh sốt mò
  • Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hanta
  • Sốt xuất huyết là gì?
  • Bệnh sốt xuất huyết
  • Bệnh tả
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do vi rút (HIV/AIDS).
  • Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút
  • Bệnh lao phổi
  • Bệnh bạch hầu
  • Bệnh sởi
  • Bệnh tay-chân-miệng
  • Bệnh cúm
  • Bệnh dại
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh lỵ Amip.
  • Bệnh lỵ trực trùng.
  • Lao phổi AFB
  • Bệnh lao phổi
  • Bệnh quai bị
  • Bệnh than
  • Bệnh thương hàn
  • Bệnh thủy đậu
  • Bệnh uốn ván
  • Bệnh Rubella
  • Bệnh viêm gan vi rút
  • Bệnh viêm màng não do não mô cầu
  • Bệnh viêm não do vi rút
  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da
  • Bệnh tiêu chảy do Rotavirus
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lậu
  • Bệnh mắt hột
  • Các bệnh do giun gây ra
  • Bệnh sán dây
  • Bệnh sán lá gan
  • Bệnh sán lá phổi
  • Sán lá gan
  • Hình ảnh sán lá gan
  • Bệnh sán lá ruột
  • Bệnh Nocardia
  • Bệnh phong
  • Bệnh do Chlamydia
  • Bệnh do nấm Candida albicans
  • Bệnh do vi rút Cytomegalo.
  • Bệnh do vi rút Herpes
  • Bệnh do Trichomonas
  • Bệnh do liên cầu lợn ở người
  • Bệnh do vi rút Adeno
  • Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm
  • Bệnh viêm miệng, viêm họng, viêm tim do vi rút Coxsackie
  • Bệnh viêm ruột do Giardia
  • Bệnh viêm ruột do Vibrio Parahaemolyticus

3. Bệnh truyền nhiễm có phổ biến ở nước ta hay không?

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học nói chung và y học nói riêng, rất nhiều bệnh truyền nhiễm đã và đang được đẩy lùi, thậm chí có những bệnh đã vĩnh viễn bị xóa sổ (ví dụ như bệnh đậu mùa). Tuy vậy, vẫn có những bệnh truyền nhiễm còn lan tràn và còn là mối đe dọa cho nhân loại như bệnh sốt rét, viêm gan vi rút, sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết do vi rút Ebola, bệnh HIV/AIDS… Một số mầm bệnh trong quá trình phát triển đột biến gây nên những trạng tháI bệnh lý mới, rất nặng và khó chẩn đoán (SARS, cúm A H5N1, Covid – 19…).

Việt Nam với đặc điểm là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn khá thấp với nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy, các bệnh truyền nhiễm vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, có nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, lỵ trực trùng, lỵ amip…).

4. Dự phòng các bệnh truyền nhiễm

Dự phòng đặc hiệu bằng vắc- xin: Đã có vaccine phòng ngừa một số bệnh do vi khuẩn và vi rút như vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan…

Dự phòng không đặc hiệu: Chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sống trong nhà và cả bên ngoài.

Theo Vinmec

Thừa-cân-béo-phì-ở-trẻ

Nhận biết và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân béo phì là do chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động làm cho trẻ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy nhận biết sớm nguy cơ thừa cân, béo phì ở…

Xem chi tiết
Người-cao-tuổi-1

8 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe

SKĐS – Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh là sẽ cải thiện sức khoẻ tổng thể của bạn, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng tuổi thọ… 1. Cá hồi Cá hồi là một trong những nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, làm giảm nguy cơ nhồi máu…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ-1

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý liên quan đến thần kinh cơ xương khớp có thể gặp ở cả người trẻ lẫn người già, gây cảm giác đau ở vùng quanh cổ. Khi có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bệnh nhân cần đến các cơ sở…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa…

Xem chi tiết