ĐẠI TÁO (Fructus Ziziphi jujubae)

Tên cây thuốc: Đại táo, Tên khoa học: Ziziphus jujuba Mill var. inermis (Bge.) Rehd. Họ: Rhamnaceae. Đại táo sớm đã ghi trong sách Bản kinh, dùng làm thuốc. Cho đến nay, ta vẫn phải nhập của Trung quốc.

Bài viết khác:

Ảnh vị thuốc Đại táo – Fructus Ziziphi jujubae

ĐẠI TÁO (Fructus Ziziphi jujubae)

Tên cây thuốc: Đại táo

Tên khoa học: Ziziphus jujuba Mill var. inermis (Bge.) Rehd.

Họ: Rhamnaceae

ĐẠI TÁO

( Fructus Ziziphi Jujubae)

Đại táo còn gọi là Táo tàu, Táo đen, Táo đỏ ( Fructus Zizyphi) là quả chín phơi hay sấy khô của cây Táo tàu ( Zizyphú sativa Mill). Theo sách Trung dược học của Trung quốc xuất bản năm 1991 thì cây Táo tàu có tên khoa học là Ziziphus Jujuba Mill var inermis ( Bge.) Rehd. Đại táo sớm đã ghi trong sách Bản kinh, dùng làm thuốc. Cho đến nay, ta vẫn phải nhập của Trung quốc.

Tính vị qui kinh:

Vị ngọt, ôn, qui kinh Tỳ Vị.

Theo các sách Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh; vị ngọt bình.
  • Sách Bị cấp thiên kim yếu phương: vị ngọt cay nhiệt hoạt không độc.
  • Sách Thực liệu bản thảo: ôn.

Về qui kinh:

  • Sách Bản thảo cương mục ( quyển 29): là thuốc vào kinh Tỳ, phần huyết.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm dương minh kinh.
  • Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập Tỳ vị.

Thành phần chủ yếu:

Vitamin A, vitamin B2, , vitamin C, calcium, phosphorous, iron.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Đại táo có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn dược tính. Chủ trị chứng trung khí bất túc, các chứng huyết hư tạng táo, dùng chung với các vị thuốc tính dược mãnh liệt để làm dịu bớt.

Bài viết khác:

Theo các Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: ” chủ tâm phúc tà khí, an trung dưỡng tỳ, trợ 12 kinh, bình vị khí thông cửu khiếu, bổ thiểu khí tiểu tân, thân trung bất túc, đại kinh, tứ chi trọng, hòa bách dược”.
  • Sách Bản thảo kinh tập chú: ” sát ô đầu độc ( giảm độc ô đầu).”
  • Sách Danh y biệt lục: ” bổ trung ích khí cường lực, trừ phiền muộn.”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: ” nhuận tâm phế chỉ thấu”.
  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: ” dưỡng huyết bổ can”.
  • Sách Trường sa dược giải: ” Đại táo bổ thái âm chi tinh, hóa dương minh chi khí, sinh tân nhuận phế nhi trừ táo, dưỡng huyết tư can nhi tức phong, liệu tỳ vị suy tổn, điều kinh mạch hư khổng, kỳ vị nồng nhi chất hậu tắc trường ư bổ huyết, nhi đoản ư bổ khí”.

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực.

Gây độc gan thỏ bằng cacbon tetracholoride và cho uống nước sắc Đại táo, protid toàn phần và albumin huyết thanh thỏ đều tăng rõ, chứng minh Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng.

Thực nghiệm cũng chứng minh: Những bài thuốc có táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng.

Chiết xuất chất Táo với nước invitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ không có kết quả.
Có tác dụng an thần.Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng tỳ hư nhược: sinh ra chứng người mệt mỏi, ăn kém, tiêu lỏng.

Cháo Đại táo: Đại táo 5 – 10 quả, nấu với gạo tẻ hoặc gạo nếp ăn.

Cùng với Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh làm thuốc thang sắc uống.

Sâm táo hoàn: Nhân sâm, Đại táo theo tỷ lệ 1:4 làm hoàn hoặc gia thêm Bạch truật, Can khương, Kê nội kim để trị chứng Tỳ vị hàn thấp.

Chữa bệnh Tỳ vị hư hàn, thường phối hợp Đại táo với Can khương, Gừng có táo bớt vị cay. Táo có Gừng bớt nê trệ.

2.Trị chứng huyết hư ( sắc da vàng bủng, hoa mắt, chóng mặt, môi lưỡi nhợt.) dùng Táo gia Thục địa, Đương qui, A giao, Hoàng kỳ. để bổ huyết.

3.Trị chứng tạng táo ( biểu hiện bứt rứt, thần chí thất thường, khó ngủ):

Dùng bài Cam mạch đại táo thang ( Táo, Cam thảo, Tiểu mạch) gia Sinh Long cốt Mẫu lệ, sao Táo nhân, Bá tử nhân để dưỡng tâm an thần.

4.Dùng trong bài thuốc để giảm độc, điều hòa tính vị các thuốc đồng thời để bảo vệ tỳ vị:

Ví dụ trong bài Thập táo thang cùng dùng với Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa để giảm tính mãnh liệt của các vị thuốc có tác dụng trục thủy mà không hại tỳ vị.

5.Trị ban chẩn dị ứng:

Dùng Hồng táo 10 quả/ 1 lần, ngày uống 3 lần hoặc Táo 500g/ ngày, sắc uống. Trị khỏi 5 ca ban dị ứng đã chữa Tây y không khỏi ( Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1958,11:29).

Trị ban chẩn không do giảm tiểu cầu: mỗi lần uống Hồng táo 10 quả, ngày 3 lần. Trị 6 ca ( có 1 ca có dùng thêm vitamin C, K .) đều khỏi ( Báo cáo của Cao Bình và cộng sự, Thượng hải Trung y dược tạp chí 1962,4:22).

6.Trị hội chứng tả lî lâu ngày:

Dùng Hồng táo 5 quả, đưòng đỏ 60g, hoặc Hồng táo, đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc uống ăn táo, ngày 1 thang, tất cả 8 ca Đông y chẩn đoán Tỳ vị hư hàn đều khỏi ( Báo cáo của Trịnh an Hoằng, Tân trung y 1986,6:26 . Hoàng cự Điền Hồng táo thang trị khỏi bệnh lî khó chữa, Tân trung y 1987,6:56).

7.Tác dụng phòng phản ứng truyền máu:

Dung Hồng táo 10 – 20 quả, Địa phu tử, sao Kinh giới mỗi thứ 10g, sắc đặc khoảng 30ml, uống trước lúc truyền máu 15 – 30 phút, đã dùng cho 46 lần người truyền máu với trên 10.000ml máu có 5 ca suy tủy mỗi lần truyền đều có phản ứng nhưng có dùng Táo đều không có phản ứng rõ trừ vài ba trường hợp phản ứng nhẹ hoặc phản ứng chậm ( Lý khởi Khiêm: Hồng táo thang phòng phản ứng do truyền máu, Báo Y học Triết giang 1960,44).

8.Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau hay ngủ:

Đại táo 20 quả, Ô mai 10 quả, 2 thứ giã nát nhào mật ngậm trong nhiều ngày.

9.Phụ nữ có thai hay đau bụng:

Đại táo 14 quả, đốt ra thang cho uống.

10.Trẻ con cam tẩu mã:

Đại táo 1 quả, Hoàng bá 6g, đều đốt than tán nhỏ xát vào răng.

Liều lượng và chú ý lúc dùng:

Liều thường dùng:

3 – 12 quả hoặc 10 – 30 quả.

Trường hợp thấp hoặc khí trệ không nên dùng nhiều. Dùng với Sinh khương tốt hơn. Trùng tích, thấp nhiệt, đàm thấp đều hạn chế dùng Táo.

Bài viết khác: