Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đầu tiên sẽ được điều trị nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu tập phục hồi chức năng.

Điều trị nội khoa chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, làm mềm cơ, giảm đau thần kinh;
  • Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nặng thì sẽ được điều trị bằng Corticoid kết hợp với vật lý trị liệu;
  • Trong đó, vật lý trị liệu tập phục hồi chức năng sẽ bao gồm các phương pháp như: Sóng ngắn, sóng dài, siêu âm, xoa bóp, kéo dãn cột sống cổ. Để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả và tránh chấn thương thì người bệnh: Không nên tự kéo giãn và không thực hiện tại nơi không có giấy phép về tập phục hồi chức năng.

Sau 4-14 tuần điều trị nội khoa và tập phục hồi chức năng không có hiệu quả thì người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên chuyển sang điều trị ngoại khoa (mổ cột sống nội soi, mổ cột sống mở).

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đông y như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…hoặc các phương pháp tập luyện như: Tập bơi, tập nhảy (nhẹ nhàng), tập dưỡng sinh, khí công…

Trường hợp xuất hiện các cơn đau cổ vai gáy hoặc đau cổ vai gáy lan xuống tay sau khi hoạt động sai tư thế thì có thể điều trị bằng cách:

  • Nằm trên giường hoặc tấm ván cứng;
  • Gối đầu bằng gối không quá cao;
  • Nẹp cổ;
  • Sử dụng thuốc giảm đau (nếu không bị dị ứng);

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng khuyên rằng, mỗi người nên tự phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng cách:

  • Tránh các tác động đột ngột;
  • Không mang vác, đội các vật nặng lên đầu hoặc cổ;
  • Không ngồi làm việc ở 1 tư thế quá lâu;
  • Không ngồi lái xe quá lâu.

Khi gặp phải các triệu chứng như đau cổ vai gáy hoặc đau cổ vai gáy lan xuống tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả và kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Thừa-cân-béo-phì-ở-trẻ

Nhận biết và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân béo phì là do chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động làm cho trẻ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy nhận biết sớm nguy cơ thừa cân, béo phì ở…

Xem chi tiết
Người-cao-tuổi-1

8 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe

SKĐS – Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh là sẽ cải thiện sức khoẻ tổng thể của bạn, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng tuổi thọ… 1. Cá hồi Cá hồi là một trong những nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, làm giảm nguy cơ nhồi máu…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ-1

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý liên quan đến thần kinh cơ xương khớp có thể gặp ở cả người trẻ lẫn người già, gây cảm giác đau ở vùng quanh cổ. Khi có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bệnh nhân cần đến các cơ sở…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa…

Xem chi tiết