CÁT CĂN (Radix Puerariae thomsonii)

 

Theo Đông Y, Cát căn có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, giải khát, sinh tân dịch. Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt.

Bài viết khác:

Ảnh cây Sắn dây – Pueraria thomsonii Benth.

CÁT CĂN (Radix Puerariae thomsonii)

Tên cây thuốc: Sắn dây

Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth.

Họ: Fabaceae

Ảnh vị thuốc Cát căn – Radix Puerariae thomsonii

Tên khác: Sắn dây, Bạch cát, khau cát (Tày), bẳn mắm kéo (Thái).

Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng: Radix Puerariae thomsonii (Rễ củ đã phơi hay sấy khô)

MÔ TẢ CÂY:

Dây leo. Rễ củ mập, nạc, có nhiều bột. Thân cành hơi có lông. Lá kép, mọc so le, gồm 3 lá chét, lá chét hình trứng rộng, đầu nhọn, mép nguyên hoặc chia thùy, dài 7 – 15 cm, rộng 5 – 12 cm, lá chét giữa lớn hơn, có lông áp sát ở cả hai mặt, gân gốc 3; cuống lá kép dài 1,3 – 1,6 cm; lá kèm hình mác nhọn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 15 – 30 cm; hoa thơm, màu xanh lơ hoặc xanh tím; lá bắc có lông; đài hình chuông, có lông áp sát màu vàng, chia 4 răng, có 1 răng rộng hơn; tràng có cánh ngắn, cánh cờ hình mắt chim rộng 1,8 cm có tai ngắn; nhị một bó; bầu dài gấp hai lần vòi nhuỵ, có lông mịn.

Quả đậu, dẹt, dài khoảng 8 cm, thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông màu vàng nâu.

Mùa hoa: tháng 9 – 10; mùa quả: tháng 11 – 12.

Tránh nhầm với cây sắn dây mọc hoang ở đồi núi, không được khai thác và sử dụng vì rễ của cây nhỏ, gầy, ít bột, nhiều xơ, có vị hơi đắng.

PHÂN BỐ, SINH THÁI

Pueraria DC. là chi nhỏ, gồm các loài là dây leo quấn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á (16 loài); Việt Nam có 5 loài. Một số loài có rễ củ, nhiều tinh bột được dùng làm thực phẩm hay làm thuốc; vài loài khác có tác dụng phủ đất, lấy lá làm thức ăn cho gia súc. Cá biệt có loài P. tuberosa (Roxb. ex Willd.) DC mọc ở Nepan, Pakistan và Ấn Độ, rễ củ có độc, thường dùng để duốc cá.

Sắn dây vốn có nguồn gốc từ hoang dại, thường mọc ở ven rừng kín thường xanh ẩm hoặc theo hành lang ven suối; ở độ cao đến 2000 m. Cây có vùng phân bố rộng từ Đông Ân Độ đến Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia… sắn dây còn được nhập sang vùng Nam Hoa Kỳ và một vài nước khác ở Nam châu Mỹ. Hiện nay nó đã trở thành cây trổng phổ biến ở Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Đài Loan), Việt Nam, Lào và hầu hết các nước khác ở vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên qua quá trình chọn giống và nhân trồng ở nhiều nơi, người ta đã tạo ra nhiều giống sắn dây khác nhau.

Ở Việt Nam, sắn dây cũng được trồng từ lâu đời từ miền núi đến đồng bằng. Cây ưa sáng, có biên độ sinh thái khá rộng, có thể sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều loại đất và ở các vùng tiểu khí hậu khác nhau. Nhiệt độ trung bình từ 20°C (ở Trung Quốc) đến 26°C (vùng nhiệt đới). Cây sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm (xuân – hè và hè – thu), chịu được hạn do có hệ thống rễ củ phát triển. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc có hiện tượng rụng lá và tàn lụi một phần vào mùa đông. Cây trồng thường có hoa quả vào năm thứ 2. Cá biệt ở những nơi đất tốt và có giá thể leo đầy đủ, cây có thể ra hoa quả ngay trong năm đầu tiên, sắn dây có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe, trước khi vào thời kỳ lụi đông, người ta cắt bỏ phần thân già để sang năm cây mọc chồi mới. Từng đoạn thân, cành bánh tẻ đem vùi xuống đất cũng có khả năng nảy mầm.

Bài viết khác:

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ sắn dây chứa các thành phần sau:

  • Các dẫn chất isoflavon như genistin, puerarin, daidzein, daidzin, daidzein-7,4′-diglucosid, 4-methyl puerarin. Daidzein và Genistin là những O-glucosid còn puerarin là C-glucosid của daidzein.
  • Bằng phương pháp phân tích sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng cao áp, nhiều hợp chất isoflavonoid khác đã được phân lập và xác định như formononetin, 3′- hydroxy puerarin, 6″- O-D-xylosyl puerarin, 3′-methoxy puerarin, puerarin – 4′-0-D-glucosid, 8C – apiosyl (1″6) glucosid của daidzein và genistein.
  • Một dẫn chất coumestan là puerarol cũng được phân lập từ rễ củ.
  • Kinjo, Junei, Kurrusavva Junichi đã phân tích thành phần hóa học trong rễ củ sắn dây, thấy ngoài các 8C – apiosyl (1″6) glucosid của daidzein và genistein, còn phát hiện 13 isoflavonoid.
  • Hai chất isoflavon dime kudzuisoflavon A và (B) được Hakamatsuka, Takashi. Shinkai Keujii phát hiện trong tế bào sắn dây nuôi cấy mô.
  • Rễ sắn dây còn chứa các glucosid loại olean triterpen như kudzusaponin SA1, SA2, SA3 và C1 mà cấu trúc được xác định là:

+ 3 – O – β – D – galactopyranosyl-(1″2) – β – D – glucurono pyranosyl soyasapogenol A;

+ 3 – O – β – D – galactopyranosyl-(1″2) – β – D – glucuronopyranosyl soyasapogenol A- 22 – O – α – L arabinopyranosid.

+ 30 – α – L- rhamnopyranosyl (1″2) – β – D – galactopyranosyl (1 – 2) – β – glucuronopyranosyl – soyasapogenol A – 22 – O – α – L- arabinosid và

+ 30 – α – L- rhamnopyranosyl -(1″2) – β – D – galactopyranosyl (1 ->2) – β – O- glucuronopyranosyl lcudzusapogenol – C- 21-0-P” D – glucopyranosid.

  • Các sapogenin với bộ khung olean cũng được tìm thấy trong rễ sắn dây là kudzusapogenol A, Kudzusapogenol B, Kudzusapogenol C, Sophoradiol, Cantoniensistriol, Soyasapogenol A, Soyasapogenol B.
  • Từ hoa sắn dây, người ta đã chiết được một saponin triterpenic mà cấu trúc đã được xác dinh là 3-O- [α – L rhamnopyranosyl – (1″2) – α – arabinopyranosyl – (1″2) – β – D glucuronopyranosyl] sophoradiol (18). Còn chất saponin tương tự Sophoradiol- 3 – O – α – L rhamnopyranosyl (1″2) β – D – galactopyranosyl (1″2) – β -glucopyranosid lại được tìm thấy trong hoa và lá.
  • Kinjo Junei; Takeshita Takashi; đã chiết được từ hoa sắn dây một dẫn chất glucosyl tryptophan PF-P. Chất này có tác dụng bảo vệ gan, và giải độc rượu.
  • Các dẫn chất tryptophan và các glucosid  cũng được coi là những tác nhân làm hạ đường huyết.
  • Chất 7- (6 – O – malonyl – β – D – glucopyranosyl (oxy)- 3 – (4 – hydroxy phenyl) – 4 – H – 1 – benzopyran-4-on từ sắn dây là chất ức chế aldose reductase, được dùng trong điều tri bệnh đái tháo đường, bệnh về võng mạc, đục thủy tinh thể….
  • Một số chất như glucosid pyron và isoflavon glycosid từ sắn dây là thành phần của một loại mỹ phẩm làm cho sáng da.

Một số công thức đại diện:

​​TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

1. Tác dụng đối với tim mạch:

Thử nghiệm trên chó, flavon toàn phần của sắn dây tiêm thẳng vào động mạch vành với liều 1 mg/kg dẫn đến lưu lượng mạch vành tăng trung bình 24 ± 5% và sức kháng mạch vành giảm 19 ± 3%, nếu tăng liều 2 mg/kg thì lưu lượng mạch vành tăng 53 ± 6% và sức kháng giảm 34 ± 7%; tác dụng trên kéo dài trong vòng 3 phút .Còn bằng đường tiêm tĩnh mạch phải dùng liều flavon toàn phần cao hơn: 20 mg, 30 mg/kg thì lưu lượng mạch vành tăng 15 ± 4%, 44,9% và sức kháng mạch vành giảm 13,4%, 28 ± 6%.

Hoạt chất puerarin trên chó tiêm tĩnh mạch với liều 20 mg/kg làm tăng lưu lượng mạch vành 36 ± 7% và sức kháng giảm 25 ± 3%, tác dụng này kéo dài trong vòng 5 phút. So sánh với papaverin dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 2 mg/kg, tác dụng gây giãn mạch vành của thuốc tương đương với flavon toàn phần dùng liều 30 mg/kg và với puerarin dùng liều 20mg/kg, nhưng có khác nhau là papaverin làm tăng lượng tiêu thụ oxygen còn sắn dây lại làm giảm lượng tiêu thụ oxygen của cơ tim.

Trên chó gây thiếu máu cơ tim thực nghiệm bằng pituitrin dẫn đến lưu lượng mạch vành giảm, sức kháng mạch vành tăng, sau khi dùng pituitrin 4 phút, dùng flavon toàn phần của sắn dây với liều 20 – 30 mg/kg tiêm tĩnh mạch thì lưu lượng mạch vành nhanh chóng hồi phục trở lại bình thường, sức kháng mạch vành giảm nhưng huyết áp vẫn cao. Điều đó chứng tỏ flavon toàn phần đối kháng được tác dụng gây co thắt mạch vành của pituitrin, nhưng không đối kháng được tác dụng gây tăng huyết áp của chất này.

Trên chó đã dùng reserpin trước để làm tiêu kiệt hết lượng catecholamin trong mô tim, dạng flavon toàn phần với liều 30 mg/kg và puerarin với liều 20 mg/kg có tác dụng làm tăng lưu lượng mạch vành và giảm sức kháng mạch vành. Những kết quả này giống với kết quả thí nghiệm trên chó không dùng reserpin. Điều này chứng tỏ hiện tượng làm giãn mạch vành của sắn dây không liên quan đến catecholamin mà là do tác dụng giãn cơ trực tiếp.

Puerarin trên chó thí nghiệm tiêm tĩnh mạch với liều 20 mg/kg có tác dụng hạn chế phạm vi nhồi máu cơ tim thực nghiệm. Trên lâm sàng ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính, puerarin trên tĩnh mạch với liều 4-5 mg/kg sau đó 4 giờ tiếp tục tiêm truyền tĩnh mạch puerarin với liều 4-5 mg/kg, kết quả các chỉ số tiêu hao oxygen của cơ tim, men phosphocreatine – kinase, SST tăng cao, £Q bệnh ly và phạm vi nhồi máu cơ tim đều giảm so với lô đối chứng. Những kết quả trên là cơ sở khoa học cho việc giải thích tác dụng điều trị bệnh mạch vành của sắn dây trên lâm sàng.

a) Tác dụng hạ huyết áp. Flavon toàn phần của sắn dây, tiêm tĩnh mạch với liều 5 – 30 mg trên chó, mèo gây mê và không gây mê đều có tác dụng hạ huyết áp. Trên chó gây cao huyết áp do thận hoặc cao huyết áp nguyên phát, cao cồn sắn dây cho thẳng vào dạ dày với liều 2 g/kg có tác dụng hạ huyết áp trên một số chó. Flavon toàn phần trên chó gây mê với liều lmg/kg tiêm vào động mạch cảnh có tác dụng làm giảm trở lực tuần hoàn não, máu lưu thông càng nhanh; với liều 1 – 4 mg/kg trên động mạch đùi trên chó gầy mê có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi.

Cao sắn dây với liều 750 mg/kg tiêm tĩnh mạch có khả năng đối kháng với tác dụng kích thích tim của isoprenalin, ngoài ra còn làm giảm nhịp tim và gây hạ huyết áp. Trên mạc treo ruột chuột nhắt trắng nhỏ dung dịch puerarin 0,5% có tác dụng đối kháng với những hiện tượng do adrenalin gây nên như gây co bóp các vi động mạch, lưu lượng tuần hoàn giảm.

b) Tác dụng chống loạn nhịp tim. Puerarin, daidzein và dạng chiết cồn từ sắn dây, trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng với những mô hình gây loạn nhịp tim bằng aconitin, bari clorid, calci clorid cloroform và thắt động mạch vành trái trước đều có tác dụng đối kháng rõ rệt với loạn nhịp tim do các tác nhân trên gây nên. So sánh tác dụng của 3 dạng thuốc trên thấy rằng daidzein có tác dụng kháng loạn nhịp tim tương đối mạnh, đối với các loạn nhịp tim trên đều có tác dụng rõ rệt, dạng chiết cồn có tác dụng giống với daidzein; điều đó chóng tỏ daidzein là thành phần chủ yếu có tác dụng chống loạn nhịp tim. Còn puerarin với liều tương đương có tác dụng đối kháng rõ rệt với loạn nhịp do aconitin và bari clorid gây nên, giảm nhẹ mức độ loạn nhịp do thiếu máu cơ tim, còn tác dụng đối kháng với rung thất thì không bằng daidzein. Những kết quả trên chứng minh việc dùng sắn dây để phòng ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim đặc biệt là trong trường hợp thiếu máu cơ tim là có cơ sở khoa học:

c) Tác dụng đối với tuần hoàn não. Trên chó gây mê, dùng máy đo lưu lượng điện từ trực tiếp đo lưu lượng tuần hoàn não, isoflavon toàn phần của sắn dây bằng đường tiêm động mạch cảnh với liều 0,1 – 5,0mg/kg làm lưu lượng máu qua não tăng 87,7 – 134%, nếu cho thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch flavon toàn phần với liều 10-30 mg/kg chỉ làm lưu lượng máu qua não tăng 20%. Trên bệnh nhân cao huyết áp, flavon toàn phần tiêm bắp thịt với liều 200 mg có 53% bệnh nhân tuần hoàn não được cải thiện, làm giảm trợ lực mạch máu não.

2. Tác dụng đối với hệ thần kinh:

Dịch chiết sắn dây với liều 2 g/kg, cho thẳng vào dạ dày trên thỏ gây sốt bằng vaccin thương hàn có tác dụng hạ nhiệt; bột sắn dây cũng có tác dụng tương tự.

Nước sắc sắn dây với liều 6 g/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhất trắng, có tác dụng cải thiện hiện tượng trí nhớ bị tổn thương do scopolamin gây nên.

3. Tác dụng đối với cơ trơn:

Trong các dịch chiết bằng aceton, methanol và nước từ sắn dây có những dạng PA3, PA4 có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng cô lập chuột lang như kiểu papaverin, còn những dạng PM1, PM3 lại có tác dụng gây co thắt. Daidzein đối với ruột non cô lập chuột nhắt trắng có tác dụng giải co thắt, tác dụng này bằng khoảng 1/3 tác dụng của papaverin.

4. Tác dụng hạ đường huyết, lipid huyết:

Nước sắc sắn dây với liều 6 – 8 g/kg cho thẳng vào dạ dày trên thỏ bình thường có tác dụng hạ đường huyết, nhưng không thể đối kháng với hiện tượng đường huyết tăng cao do adrenalin gây nên. Puerarin với liều 250 – 500 mg/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhắt trắng thực nghiệm gây đường huyết tăng cao bằng alloxan, có tác dụng làm hạ đường huyết, liều càng lớn tác dụng càng mạnh. Liều 250 mg/kg là liều cận kề với liều thấp nhất có tác dụng, dùng liều này kết hợp với aspirin 50mg/kg thì tác dụng hạ đường huyết tương đương với liều cao của puerarin và có thể đối kháng với hiện tượng đường huyết tăng cao do adrenalin gây nên. Puerarin với liều 500 mg/kg hoặc dùng liều thấp phối hợp với aspirin 100 rag/kg dùng liên tục trong 9 ngày qua đường dạ dày, có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh của chuột nhắt trắng thực nghiệm đã được dùng aỉloxan, aspirin dùng đơn độc không có tác dụng hạ đường huyết hay hạ lipid huyết.

5. Tác dụng chống ung thư:

Dạng chiết cồn từ sắn dây với liều 10 g/kg trên động vật thí nghiệm có tác dụng ức chế nhất định sự phát triển của tế bào sarcom 180, u báng Ehrlich và tế bào ung thư phổi Lewis. Daidzein với nồng độ 14 ng/ml có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào HL.60.

6. Các tác dụng khác:

Puerarin 0,2% nhỏ vào mắt thỏ, dung địch puerarin 0,2 – 1,6% – 0,2 ml tiêm dưới da chuột lang theo dõi phản ứng của giác mạc và da cho thấy có tác dụng gây tê cục bộ. Thí nghiệm trên chuột hamster, cao sắn dây có tác dụng chống nghiện rượu (antidipsotropic); trên chuột cống trắng, daidzein có tác dụng hạ thấp hàm lượng rượu trong máu và rút ngắn thời gian ngủ do rượu gây nên. Đối với công năng gan trên chuột nhắt trắng gây nhiễm độc bằng CC14, isoflavon chiết từ cát căn với liều 250 mg/kg có tác dụng ức chế 30,7% hoạt độ của men GOT.

Dược động học. Dùng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy daidzein sau khi uống 30 phút xuất hiện trong máu và đạt tới đỉnh điểm trong vòng 6-8 giờ.

Trong 24 giờ, có khoảng 65% thuốc được hấp thụ qua đường tiêu hóa.

Daidzein sau khi tiêm tĩnh mạch, nửa đời phân bố và nửa đời thải trừ là 13 phút và 42 phút. Thuốc phân bố nhiều nhất ở thận và gan, vừa ở huyết tương, phổi và tim, thấp ở cơ xương, lách, tinh hoàn và não. Daidzein tiêm tĩnh mạch có khoảng 70% bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ trong khi đó chỉ có 17% tìm thấy trong phân. Dùng thuốc bằng đường miệng lượng thuốc bài tiết qua nước tiểu và phân tương đương như trên.

Puerarin sau khi tiêm tĩnh mạch phân bố rộng khắp trong cơ thể và thải trừ nhanh chóng. Lượng puerarin nhiều nhất tìm thấy ở thận, lượng vừa phải ở huyết tương, gan và lá lách, lượng thấp nhất ỏ não. Puerarin được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa nhưng không hoàn toàn. Sau khi dùng thuốc 24 giờ, có khoảng 40% được tìm thấy trong đường tiêu hóa và phân. Puerarin bền vững trong đường tiêu hóa, nhưng bị chuyển hóa trong máu, gan, phổi và thận.

Độc tính. Sắn dây có độc tính rất thấp, không có tác dụng gây đột biến. Puerarin thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm tĩnh mạch có LD50 = 738mg/kg thể trọng.

Ở Việt Nam, theo Phạm Duy Mai và cộng sự, cao sắn dây dùng bằng đường uống với liều 5 g/kg trên thỏ gây sốt thực nghiệm bằng pyrogen chuẩn, có tác dụng hạ sốt rõ rệt. về tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng gây quặn đau bằng cách tiêm phúc mạc acid acetic 0,6%, sắn dây bằng đường uống với liều 5g và 10 g/kg đều có tác dụng giảm đau.

​CÔNG DỤNG

Tính vị, công năng

Rễ sắn dây có vị ngọt, cay, tính bình, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thoái chẩn, thăng dương, chỉ tả.

Hoa sắn dây có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc rượu.

Công dụng

Trong y học cổ truyền, sắn dây dùng chữa các bệnh cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt khát nước.

Lá sắn dây vò với nước gạn uống chữa ngộ độc nấm. Lá già giã nát với lá tía tô thêm nước gạn uống bã đắp chữa rắn cắn.

Hoa sắn dây với liều 4 – 10g sắc nước uống chữa say rượu, tiêu chảy ra máu, trĩ.

Bột sắn dây được dùng để pha với nước có đường uống về mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể. Ngoài ra, nó còn được dùng làm chất dính trong bào chế thuốc. Trong y học hiện đại, gần đây ở Trung Quốc người ta dùng sắn dây chữa bệnh mạch vành, các cơn đau thắt ngực dưới dạng viên, mỗi viên chứa 10 mg isoflavon toàn phần, mỗi lần uống 1-3 viên, ngày 3 – 4 lần. Thuốc đã được dùng điều trị cho 71 bệnh nhân quan sát trong 4-8 tuần lễ, kết quà đạt 68,9%. Trong điều trị tai bị điếc đột ngột, người ta đã dùng dạng chiết cồn từ sắn dây và bào chế dưới dạng viên, mỗi viên tương đương l,5g dược liệu, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 1-3 viên, sắn dây còn chữa bệnh cao huyết áp với liều dùng 10 – 15g, sắc nước uống.

Bài viết khác:

Các bài thuốc đông y

1. Chữa cổ cứng, miệng khát, không có mồ hôi, sợ gió (Cát căn thang, trong Thương hàn luận):

Cát căn 12g, ma hoàng 9g, quế chi 6g (bỏ vỏ), sinh khương 9g (cắt lát), cam thảo 6g (chích), thược dược 6g, đại táo 12 quả. sắc với 1000 ml nước còn 300 ml, chắt nước bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa sởi mọc không đều ở trẻ em:

Cát căn 5 – l0g; thăng ma, cam thảo mỗi thứ  l0g; ngưu bàng tử l0g. Sắc nước uống.

3. Chữa viêm ruột, viêm dạ dày, lỵ kèm theo sốt:

Cát căn, hoàng cầm, hoàng liên, cam thảo đều chế thành cao rồi dập viên 0,632g, mỗi viên tương đương với 2g dược liệu. Mỗi lần uống 3-4 viên, ngày uống 3 lần.

4. Viền Bạch địa căn dùng làm thuốc hạ sốt giảm đau:

Mỗi viên gồm 0,12g cát căn, 0,10g bạch chỉ, 0,03g địa liền. Uống mỗi lần 2 – 3 viên, mỗi ngày dùng 2-3 lần.